Cai trị thời kì sau Vương Cảnh Sùng

Năm 873 dưới thời Đường Hi Tông, Vương Cảnh Sùng được phong chức Trung thư lệnh, sang năm 875 đổi làm Thị trung. Trong thời gian này, mẹ ông là Tần quốc phu nhân qua đời, Cảnh Sùng phải giải chức chịu tang, nhưng dường như ngay lập tức được phục chức[2].

Lúc này nhà Đường ngày một suy yếu, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Năm 880, nghịch tặc Hoàng Sào chiếm được kinh thành Trường An, Đường Hi Tông phải bỏ chạy về Kiếm Nam. Hoàng Sào xưng quốc hiệu là Đại Tề. Vương Cảnh Sùng cùng Tiết độ sứ Nghĩa Vũ[8] Vương Xử Tồn ban hịch mộ quân thảo tặc, rồi kéo về Trường An giao tranh cùng lực lượng Hoàng Sào[9]. Vương Cảnh Sùng cũng cử quân đi, nhưng ông không trực tiếp tham gia chỉ huy chiến dịch này. Đồng thời ông sai người đến chỗ vua Hi Tông để hỏi thăm và nộp khoản triều cống. Sau khi Hoàng Sào bị dẹp yên, Vương Cảnh Sùng được phong làm Thái úy[2].

Năm 883, Vương Cảnh Sùng qua đời, thọ 36 tuổi. Quân trung ủng hộ trưởng tử của ông là Vương Dung khi đó mới lên 10, nắm quyền trong trấn. Triều đình nhà Đường (đang khủng hoảng trầm trọng) đã đồng ý công nhận Vương Dung là Tiết độ sứ[10].